HUAF OnLiNe
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HUAF OnLiNe

Sinh Viên Đại Học Nông Lâm Huế Online
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 KHOA NÔNG HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
boy_bian2312
Thành Viên mới
Thành Viên mới
boy_bian2312


Tổng số bài gửi : 2
Registration date : 15/02/2008

KHOA NÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: KHOA NÔNG HỌC   KHOA NÔNG HỌC Icon_minitimeThu Feb 28, 2008 9:56 pm

KHOA NÔNG HỌC
The Faculty of Agronomy
KHOA NÔNG HỌC Getima11
--------------------------------------------------------------------------------
KHOA NÔNG HỌC Getima10

TS. Lê Tiến Dũng

Trưởng Khoa Nông học

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP Huế, Việt Nam

Điện thoại: +84(0)54.525544; Fax +84(0)54.524923

Email: knhdhnlh@gmail.com

Phó trưởng khoa: TS. Trần Thị Lệ

Phó trưởng khoa: Ths.GVC Trần Thị Xuân An

Khoa Nông học,Trường đại học Nông Lâm Huế thành lập năm 1967. Đến nay có 64 CBCNV (tính đến tháng 10 năm 2007), trong đó có 42 giáo viên (02 Phó giáo sư, 07 Tiến sỹ, 20 giảng viên chính, 22 giảng viên; 4 nghiên cứu sinh), 7 nghiên cứu viên, 1 thư ký, 10 công nhân và 3 hợp đồng. Khoa có nhiệm vụ chính là đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình vào phục vụ sản xuất.

1. Về tổ chức:

Hiện nay khoa có 6 Bộ môn chuyên môn và 1 Trung tâm.

Bộ môn: Di truyền - Giống, Sinh lý - Sinh hoá, Canh tác học, Cây trồng chuyên khoa, Khoa học nghề vườn, Bảo vệ thực vật và Trung tâm nghiên cứu cây trồng.

2. Về đào tạo:

Hiện nay khoa đào tạo 4 chuyên ngành đại học: ngành Trồng trọt, Nông học, Bảo vệ thực vật, Khoa học nghề vườn.

Cùng với nhà trường tham gia đào tạo 1 chuyên ngành Cao học Trồng trọt, 1 chuyên ngành Tiến sỹ Trồng trọt; dự kiến năm 2008 Khoa cùng với Nhà trường mở thêm 2 ngành cao học: Di truyền - Chọn giống và Bảo vệ thực vật.

Đến nay, đã có 40 khoá đào tạo kỹ sư Nông nghiệp, 4 khoá Cao đẳng Nông nghiệp. Đã đào tạo 35 khoá SV với trên 4.000 cử nhân các ngành Nông học, hơn 100 thạc sĩ, 5 tiến sỹ chuyên ngành Trồng trọt.

Hiện khoá 41 ngành Trồng trọt có 1 lớp 30 sinh viên đang đào tạo theo: Định hướng nghề nghiệp; trong khuôn khổ dự án NUFFIC (cải cách đào tạo đại học giữa Chính phủ Việt Nam và Hà Lan)

Về hiệu quả đào tạo: đa số các cử nhân ra trường đều phát huy được khả năng chuyên môn nghề nghiệp và có vị trí quan trọng trong các Viện, Trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các tỉnh, huyện như: Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch một số tỉnh, huyện, xã, chi bộ; Giám đốc và Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên môi trường, Sở khoa học công nghệ; Vụ trưởng và phó vụ trưởng ở một số Bộ; Viện trưởng, phó Viện trưởng một số Viện chuyên ngành; Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, phó Giám đốc một số Tổng công ty, nông trường, Trung tâm, Trạm, Trại nghiên cứu và cơ sở sản xuất đặc biệt là ở khu vực miền Trung.

3. Về nghiên cứu khoa học (tính từ 5 - 10 năm trở lại đây)

Đã thực hiện 280 đề tài NCKH. Trong đó có 30 đề tài cấp Bộ, 221 đề tài cấp trường, 211 đề tài sinh viên; có 5 nhóm sinh viên được tặng giải 3, 1 giải khuyến khích giải thưởng VIFOTEC. Hầu hết các đề tài đều phát huy tác dụng trong sản xuất và là cơ sở phục vụ cho công tác chuyên môn; chỉ đạo của các cơ quan quản lý.

Đã biên soạn 4 giáo trình và tất cả các bài giảng của các môn học để phục vụ giảng dạy, học tập và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên của các ngành khác.

Đến nay, đã có một số giống: giống lạc DT1, DT2, DL3, DL15, DL23; giống lúa TC1, giống ngô: HN2... và một số mô hình ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả: thâm canh lúa nước, lúa sạ, săn công nghiệp, ngô rau, rau chất lượng cao, cây ăn quả, mô hình sản xuất các giống lạc mới, lúa mới, trong vụ Đông Xuân, Hè Thu và Lạc vụ Thu Đông...

Hiện nay, khoa đảm nhận 6 đề tài cấp bộ; trong đó có 1 đề tài cấp bộ trọng điểm.

Định hướng trong thời gian tới, khoa đang đầu tư khai thác các đề tài theo hướng: Thu thập nguồn gen các loại giống cây trồng trên địa bàn miền Trung; chọn tạo các loại giống: lúa, ngô, lạc, rau, cây lấy củ (Khoai sọ, khoai tía, khoai từ, ....); khai thác các chế phẩm sinh học để bảo vệ thực vật; chế phẩm sinh học dùng làm phân bón; các mô hình để ứng dụng trong sản xuất. Hiện đang chuyển giao: Công nghệ nuôi cấy mô - tế bào, giống lúa, sản xuất rau hữu cơ, khai thác bền vững sản phẩm cây cao su,.... và khai thác các đề tài theo hướng Nghị định thư.

4. Xây dựng đội ngũ:

Khoa đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ. Hiện nay, Khoa có 64 người, trong đó có 26 đồng chí là Đảng viên; 2 NGƯT; 2 PGS; 9 TS; 20 GVC. Đã đóng góp cho đội ngũ lãnh đạo Trường 2 đồng chí: 1 đồng chí Hiệu trưởng và 1 đồng chí Phó hiệu trưởng; 4 đồng chí Trưởng các khoa, 3 Phó trưởng các khoa đang đương chức trong trường (chưa kể các đơn vị khác). Hiện nay, một số giáo viên đang được đào tạo nghiên cứu sinh ở Hà Lan, Nhật Bản, Otraylia, Đài Loan,.... và nghiên cứu sinh trong nước. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đang ngày càng được bổ sung không những về trẻ hoá đội ngũ mà còn có trình độ cao sau đại học,....

5. Về các mặt khác:

- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên:

Hàng năm, quỹ phúc lợi của khoa đạt 100 - 130 triệu đồng; bình quân 2 triệu đồng/người/năm.

- Hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể:

Các tổ chức đoàn thể hoạt động tốt, thể hiện:

* Công đoàn được tặng thưởng 5 bằng khen cấp Tổng liên đoàn, Công đoàn ngành Giáo dục.

* Chi đoàn Giáo viên: 3 bằng khen Trung ương đoàn và Tỉnh đoàn.

Đã giành nhiều giải nhất trong các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động phong trào khác.

6. Khen thưởng: (tính từ 5 năm trở lại đây)

- Vị trí của Khoa trong Trường: dẫn đầu về thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học và các sản phẩm phục vụ sản xuất: các giống lạc, giống lúa, giống ngô,.... Các hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thể luôn luôn được nhà trường đánh giá cao.

- Khoa đã được khen thưởng:

+ Huân chương lao động hạng 3 năm 2002.

+ Bằng khen Bộ GD và ĐT năm 2002.

+ Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2001-2002.

+ Bằng khen của BCH Công đoàn GDVN năm1999-2000, năm 2000-2001, năm 2003-2004 .

+ Chứng nhận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Tập thể điển hình tiên tiến năm 2001 -2002.

- Cán bộ, giảng viên thuộc Khoa đã được khen thưởng:

+ Danh hiệu thi đua: hàng năm 100 % CBCNV của khoa đạt lao động giỏi, trong đó có 25 cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ và GVG.

+ Hình thức khen thưởng: Bằng khen Bộ, Ngành, Tỉnh: 30 người, Huy chương vì Sự nghiệp giáo duc và đào tạo: 20 người, Nhà giáo ưu tú: 2 người/5năm.

Đạt được những kết quả trên, trước hết khoa nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, của các phòng ban và các Khoa bạn; đã tạo mọi điều kiện để khoa Nông học hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, khoa nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, vô tư cùng góp phần đào tạo nâng cao tay nghề sinh viên của các đơn vị: các nông trường, các Trường bạn, Viện, Công ty, các Trung tâm, Trạm, Trại; các Sở Nông nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ, các Phòng Nông nghiệp của các tỉnh, huyện ở trong khu vực miền Trung và cả nước.

Nhân dịp này, tập thể cán bộ, giáo viên, Công nhân viên trong Khoa Nông học xin chân thành cảm ơn các đơn vị và các Tổ chức đã cùng với chúng tôi trên con đường đào tạo các thế hệ sinh viên trong những năm tháng vừa qua
Về Đầu Trang Go down
 
KHOA NÔNG HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn
» Trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007 - 26/01/2008

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HUAF OnLiNe :: ––––––•(( Khoa - Phòng))•–––––– :: Khoa Nông Học-
Chuyển đến